Đăng lúc 09:52 ngày 01/06/2018 2347
Tàu hỏa hoạt động trên tuyến đường sắt riêng biệt so với các phương tiện khác
Chính vì vậy, Luật Giao thông quy định tàu hỏa/xe lửa là đối tượng phương tiện có đường riêng được nhường quyền đi trước. Cùng với đó, tuyến đường sắt dành cho tàu hỏa tại các vị trí trọng điểm như khu dân cư đông đúc được trang bị gác chắn kỹ càng. Khi tàu hỏa sắp đi qua đường ngang dân sinh, nhân viên đường sắt sẽ ra tín hiệu và đóng gác chắn lại để tàu hỏa đi qua, nhằm đảm bảo tính an toàn cho các phương tiện khác đang tham gia lưu thông.
Tuy nhiên, vẫn còn những điểm hạn chế, bất cập trong hạ tầng cơ sở của ngành đường sắt Việt Nam khi chưa trang bị đầy đủ gác chắn an toàn cho các tuyến đường ray xe lửa hoạt động trên cả nước. Và việc điều khiển phương tiện băng qua tuyến đường sắt không có gác chắn thật sự thiếu an toàn. Cộng với sự thiếu ý thức, không chấp hành nghiêm chỉnh luật của người tham gia giao thông và sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ nhân viên gác chắn dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng của ngành đường sắt Việt Nam.
Thực tế từng ghi nhận rất nhiều vụ tai nạn thương tâm do tàu hỏa mất thắng hay va chạm với xe ô tô. Có thể kể đến vụ tai nạn thảm khốc năm 1982 của chuyến tàu mang số hiệu 183 khi đi qua ga Bàu Cá (nay ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) thì mất thắng và lật khiến cho gần 200 người thiệt mạng, vụ tàu SE8 đâm xe khách 16 chỗ khi đi qua khu vực huyện Thường Tín năm 2011 khiến cho 7 người tử vong, hay tàu SE5 va chạm với xe tải chở đá khi đi qua ga Đông Hà năm 2015 khiến cho đầu tàu bị tách khỏi đoàn tàu, lái tàu thiệt mạng và 3 toa tàu bị văng ra khỏi đường ray. Mới đây nhất là vụ tai nạn giữa tàu SE19 và xe tải chở đá xảy ra ngày 24/5 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa khiến cho lái tàu cùng phụ tàu tử vong, 10 người bị thương và gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất.
Chính vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì lời khuyên của các chuyên gia ATGT dành cho cánh tài xế đó là các bác tài luôn phải tập trung quan sát, tránh tình trạng buồn ngủ khi lái xe, chấp hành đúng luật giao thông khi lái xe băng qua đường sắt. Bên cạnh đó các bác tài cũng nên am hiểu luật ATGT trang bị kinh nghiệm lái xe an toàn để có thể bình tĩnh xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra khi băng qua tuyến đường sắt dành cho tàu hỏa.
Khi lái xe ô tô qua chỗ có tuyến đường sắt hoạt động, các tài xế luôn ghi nhớ 1 điều: Đừng bao giờ có ý định đối đầu hay tranh giành với xe lửa/tàu hỏa. Xe lửa/tàu hỏa là phương tiện được nhường đường, chính vì vậy khi có tín hiệu tàu sắp đến, hãy chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của nhân viên đường sắt. Giảm dần tốc độ và dừng xe đúng chỗ vạch an toàn quy định để đảm bảo vị trí đỗ xe thật sự an toàn, đợi tàu đi qua rồi mới điều khiển xe đi tiếp.
Đừng để muốn nhanh một vài phút rồi phải ' chậm' cả đời, khi vượt băng qua đường sắt một cách cẩu thả để rồi hối tiếc. Bởi vì có thể tài xế áng chừng tàu hỏa còn cách khá xa và nghĩ bạn hoàn toàn có thể điều khiển xe băng qua đường sắt dễ dàng, nhanh gọn. Tuy nhiên có rất nhiều tình huống phát sinh mà bản thân tài xế không thể lường trước như xe bị chết máy hay kẹt chân ga ngay giữa đường ray.
Kể cả khi không có tín hiệu báo tàu sắp tới, khi băng qua đường sắt, tài xế vẫn cần quan sát kỹ tình hình xung quanh. Khi đảm bảo không có chướng ngại vật và mọi thứ an toàn, lúc này tài xế mới nên cho xe băng qua.
Bản chất của đường ray xe lửa thường cao hơn 1 chút so với mặt đường thông thường nên khi lái xe băng qua đường sắt cần thực hiện động tác nhấn ga nhanh gọn, dứt khoát, tránh chần chừ ảnh hưởng đến những phương tiện khác đang lưu thông phía sau.
Nếu chiếc xe bạn đang đi là xe số sàn, bác tài nên nhớ chuyển về số thấp để có đủ lực băng qua đường sắt dễ dàng. Có rất nhiều trường hợp người lái không chuyển số nên gặp phải tình huống chết máy giữa đường ray rất nguy hiểm.
Thực tế, hiện nay ở một số vùng nông thôn có tuyến đường sắt đi qua chưa được trang bị gác chắn và không có đèn đường. Chính vì vậy, phải lái xe ô tô băng qua đường sắt trong điều kiện này quả thật là thử thách đối với tài xế, đòi hỏi họ ngoài kỹ năng lái xe còn phải dày dạn kinh nghiệm.
Theo cánh tài già nhiều kinh nghiệm về sử dụng ô tô, trước khi di chuyển băng qua đường sắt vào ban đêm không có đèn đường, họ thường cho xe dừng lại cách đường ray khoảng 5m, sau đó bật đèn tín hiệu, ra khỏi xe và áp tai xuống đường ray để lắng nghe âm thanh. Nếu nghe thấy tiếng vọng của đoàn tàu thì quay về xe, tiếp tục ra tín hiệu đèn để lái tàu có thể nhận diện và đợi đoàn tàu đi qua mới băng sang đường. Nếu như không nghe thấy âm thanh tàu chạy thì tài xế có thể yên tâm cho xe băng qua đường sắt. Cách này tuy có vẻ mất thời gian nhưng sự cẩn thận là không bao giờ thừa, nhất là khi nó có thể bảo vệ tính mạng của bạn và những người có liên quan nếu như xảy ra va chạm giữa xe ô tô và tàu hỏa.
Đây thật sự là một tình huống không ai muốn xảy ra vì nó tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Nhưng khi bạn rơi vào tình huống bị kẹt xe ngay giữa đường ray, hãy bình tĩnh để có thể xử lý sự cố này.
Xe chết máy giữa đường ray và may mắn là không có tín hiệu thông báo tàu sắp tới, tài xế hãy cố khởi động xe lại 1-2 lần nữa. Nếu xe không thể khởi động, hãy liên hệ với nhân viên đường sắt và gọi cho đội cứu hộ. Trong trường hợp vị trí tuyến đường ray không có gác chắn và không có sự xuất hiện của nhân viên đường sắt, hãy bình tĩnh gọi ngay cho đơn vị công an mà bạn có thể liên lạc để họ có phương án xử lý chính xác trong việc thông báo đến lái tàu cũng như có sự hỗ trợ kịp thời cho chủ xe.
Trong trường hợp cố vượt qua đường ray khi tàu sắp đến nhưng không may xe bị chết máy giữa chừng, tài xế đừng hoảng loạn. Nếu khi khởi động lại mà xe vẫn không thể di chuyển, tài xế hãy nhanh chóng rời khỏi xe. Nếu như trên xe có chở hành khách, hãy cố gắng di tản mọi người thoát khỏi xe, đặc biệt hỗ trợ người già và trẻ em rời xe trước. Đặc biệt, tài xế cần lưu ý những kinh nghiệm sống còn sau đây để xử lý tình huống xe ô tô chết máy giữa đường ray: